Xu hướng quản lý tài sản số tại Việt Nam

Số hóa dữ liệu và quản lý tài sản số đang là xu hướng trên thế giới hiện nay, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ….

Mặt khác, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thị trường này. Các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản có động thái ủng hộ công nghệ blockchain – một công nghệ trụ cột của lĩnh vực quản lý tài sản số

Với độ bảo mật cao và tính bất biến của dữ liệu, thông tin lưu trữ trên blockchain không thể xóa, sửa được và an toàn tuyệt đối. Vì vậy, blockchain giúp cho mọi thông tin lưu trữ được minh bạch và an toàn cùng với khả năng truy xuất dễ dàng. Là cơ sở vượt trội để công nghệ này được khai thác trong lĩnh vực quản lý tài sản số.

Thách thức lớn từ quy trình và công nghệ truyền thống

aa
Quản lý chứng từ, dữ liệu, văn bản theo phương thức thủ công tốn nhiều thời gian và chi phí…

Quản lý chứng từ, dữ liệu, văn bản theo phương thức thủ công tốn nhiều thời gian và chi phí…

Hiện tại, lĩnh vực quản lý tài sản bằng công nghệ còn khá hạn chế. Đa phần các hợp đồng, chứng nhận tài sản vẫn được lưu trữ chủ yếu dưới dạng văn bản truyền thống. Đồng thời, các thủ tục hành chính, xác thực thông tin, chuyển giao tài sản vẫn được giải quyết thủ công thông qua sự kiểm tra, đối chiếu và xác nhận lặp đi lặp lại dựa trên bản gốc của văn bản, hợp đồng, hoặc chứng nhận sử dụng tài sản. Chính những điều này làm phát sinh nhiều thời gian và chi phí cho xã hội, doanh nghiệp, người dân và cơ quan hành chính.

Lấy lĩnh vực giao dịch bất động sản làm ví dụ, để chứng thực tín chính xác của giấy tờ nhà đất, cần phải có sự tham gia của bên trung gian như các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này sẽ trích lục lại hồ sơ đã được lưu trữ để kiểm tra lại tính đúng đắn của văn bản. Khi thực hiện giao dịch, hai bên mua và bán phải thực hiện ký kết hợp đồng và công chức chứng hợp đồng đã ký tại cơ quan công chứng với sự kiểm tra và chứng thực tất cả văn bản, hợp đồng một lần nữa. Tất cả những thủ tục này đều được thực hiện trực tiếp tại cơ quan công chứng, gây mất nhiều chi phí và thời gian cho tất cả các bên.

Những thủ tục hành chính, xác thực thông tin vốn tốn nhiều thời gian và chi phí của xã hội đều bắt nguồn từ việc thiếu niềm tin nên cần có một bên trung gian thực hiện việc xác nhận và làm trung gian giao dịch, để chống việc giả mạo chứng từ, văn bản và gian lận trong giao dịch. Việc chỉ dùng văn bản gốc để đối chiếu và xác thực cũng gây nhiều khó khăn trong chuyển giao và có nguy cơ thất lạc tài liệu, đồng thời có khả năng dẫn đến sai sót trong quá trình truy xuất thông tin.

Trở ngại lớn nhất trong việc số hoá tài sản và dữ liệu hoàn toàn nằm ở khía cạnh công nghệ. Những công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực số hóa tài liệu vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề niềm tin và tính minh bạch trong giao dịch và quản lý. Các tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng quản lý tài sản số vẫn sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung trong nội bộ. Với cách thức quản lý này, hệ thống có thể bị tấn công dẫn đến mất hoặc rò rỉ thất thoát dữ liệu.

Đồng thời, dữ liệu trên hệ thống tập trung có thể bị thay đổi, chỉnh sửa được nên thông tin có độ minh bạch kém. Truy hồi thông tin và khả năng nâng cấp hệ thống cũng là một điểm yếu của hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung.

Một vấn đề quan trọng khiến cho việc số hoá quản lý tài sản chưa được phổ biến rộng rãi là định danh người dùng và quyền sở hữu tài sản trên không gian số. Để quản lý và chuyển giao tài sản, hợp đồng hoàn toàn trên không gian số, cần phải có một cơ chế định danh bất biến cho người dùng và quyền sở hữu tài sản để tránh được những gian lận và hành vi phạm pháp có thể phát sinh, cũng đồng thời, giúp kiểm soát chặt chẽ tài sản và chuyển giao dễ dàng hơn.

Lợi ích của blockchain trong quản lý tài sản số

aa
Những ưu điểm của blockchain so với cơ sở dữ liệu tập trung.

Những ưu điểm của blockchain so với cơ sở dữ liệu tập trung.

Sự phát triển của công nghệ blockchain đã mở đường cho sự phát triển vượt bật của lĩnh vực Quản lý tài sản số trên toàn cầu. Khi tham gia vào blockchain, mỗi người dùng sẽ được định danh bằng một chuỗi ký tự đặc biệt và duy nhất được gọi là khóa bí mật (private key). Khóa bí mật này là đại diện cho người dùng trên blockchain được dùng để ký, xác nhận các giao dịch và quyền sở hữu tài sản số. Do đó, blockchain giải quyết được vấn đề định danh người dùng và xác thực quyền sở hữu tài sản, giúp cho giao dịch được thực hiện dễ dàng và an toàn.

Một ưu điểm khi áp dụng blockchain cho quản lý tài sản là khả năng nâng cấp và mở rộng hệ thống đơn giản và ít tốn chi phí hơn so với hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung. Qua đó, blockchain là giải pháp linh hoạt và tối ưu cho quản lý tài sản, dữ liệu, hợp đồng và văn bản cho các tổ chức và doanh nghiệp.

Sự quan tâm của Chính phủ 

aa

TS. Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng vụ Pháp luật dân sự- Kinh tế thuộc Bộ tư Pháp chia sẻ quan điểm pháp lý về công nghệ blockchain – nguồn: Asia Blockchain Review.

Blockchain cũng là vấn đề chính trong chiến lược phát triển công nghệ của Chính phủ Việt Nam. Hội thảo “Xây dựng và hoàn thiện pháp lý cho việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain” với sự tham gia của đại diện Bộ tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và các đơn vị chuyên môn là các doanh nghiệp, tổ chức phát triển công nghệ blockchain.

Tổ chức giữa tháng 12 vừa qua, Hội thảo đã ghi nhận ý kiến của đại diện Bộ Tư pháp khi thừa nhận những ưu điểm vượt trội của blockchain trong vấn đề giảm chi phí, thời gian xử lý thủ tục, tăng tính minh bạch, chống gian lận trong gian lận và sở hữu tài sản, cũng như định danh chính xác chủ sở hữu.

aa

Giải pháp Quản lý tài sản dựa trên blockchain của WOWTRACE.

Là một trong những dự án được các khách mời hội thảo quan tâm về ứng dụng quản lý tài sản số dựa trên blockchain, WOWTRACE đã giới thiệu về công nghệ truy xuất nguồn gốc thông qua mã QR, mã vạch hoặc NFC, mang đến cho người dùng khả năng truy xuất thông tin một cách bất biến và dễ dàng dựa trên nền tảng blockchain.

Thêm vào đó, giải pháp của WOWTRACE còn chứng thực được quyền sở hữu của chủ tài sản thông qua mã bí mật và có thể ứng dụng được trong các giao dịch tài sản một cách nhanh chóng và tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Giải pháp cũng cho phép các cơ quan nhà nước thực hiện việc công chứng chứng từ, truy hồi thông tin, lịch sử giao dịch của tài sản.

Với WOWTRACE, mỗi chứng từ, văn bản đều được định danh bằng một mã ID riêng biệt và được lưu trữ trên blockchain. Mỗi khi xảy ra một giao dịch tài sản, người mua và người bán đều phải dùng mã bí mật của mình để ký xác nhận giao dịch, từ đó, quyền sở hữu được chuyển đổi sang cho người mua. Đồng thời, người chứng thực giao dịch cũng có mã bí mật riêng và dùng mã bí mật này để thay thế cho việc chứng thực theo cách truyền thống. Tương tự như vậy, thông tin về lịch sử giao dịch của tài sản, hợp đồng được lưu trữ và xác thực liên tục với chứng cứ không thể chối bỏ được dựa trên blockchain.

Từ đó, mọi thông tin liên quan đến văn bản, tài sản đều có thể truy hồi trên blockchain, giúp giảm thiểu sự thiếu minh bạch, phạm pháp trong trao đổi, giao dịch tài sản, và giúp cho người sở hữu, cơ quan nhà nước kiểm soát chặt chẽ và liên tục tài sản.

“Giải pháp của WOWTRACE giúp các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp theo dõi thông tin minh bạch về lịch sử chuyển nhượng của tài sản, xác minh tính trung thực của tài sản, giảm thiểu chi phí, thời gian và sự cần thiết của bên thứ ba một cách an toàn và hiệu quả, chống sự giả mạo chứng từ và gian lận trong kinh doanh”, ông Nguyễn Đức Phương Nam, Giám đốc Điều hành của WOWTRACE, chia sẻ.

Nguồn: https://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/xu-huong-quan-ly-tai-san-so-tai-viet-nam-3332145/