Câu hỏi thường gặp
Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến thị trường khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ
1. Khoản nợ xấu là gì và lợi ích của bên mua khoản nợ xấu?
1.1 Nợ xấu là gì?
– Nợ xấu là khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay và khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng đã kí của tổ chức tín dụng ,chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đang được theo dõi hạch toán nội bảng,ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán
– Cách xác định nợ xấu hiện nay thực hiện theo quy định tại các Điều 2,3,4,5 tại phụ lục về Xác Đinh Nợ Xấu( Ban hành kèm theo nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD)
1.2 Lợi ích của bên mua Nợ xấu?
– Bên mua khoản nợ xấu được kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên Bán nợ đối với khoản nợ và các quyền đối với tài sản đảm bảo của Khoản nợ kể từ thời điểm chuyển giao(mua bán) quyền sở hữu Khoản nợ.
– Bên mua nợ được chuyển nhượng lại “quyền thu hồi nợ” của một “ khoản nợ phải thu” sang cho bên Mua nợ (Bên thứ 3) để bên Mua nợ trở thành chủ nợ mới của khoản nợ
2. Bên mua khoản nợ xấu có được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp?
Theo khoản 4, Điều 74 của Bộ Luật tố tụng dân sự. Khi xảy ra tranh chấp: Bên mua khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ trong việc tố tụng và được pháp luật bảo vệ
3. Quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật Dân Sự 2015,có quy định như sau:
+ Quyền tài sản:
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Trước hết, nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2015, quy định về mua bán quyền tài sản như sau:
+ Mua bán quyền tài sản
a. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyến giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
b. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
c. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, mua bán quyền tài sản có đề cập đến quyền tài sản là quyền đòi nợ. Lúc này, nợ trở thành đối tượng của hợp đồng, mà các bên có thể chuyển giao như đối với một loại tài sản đặc biệt. Ngoài ra, hợp đồng mua, bán nợ nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ và đồng thời chuyển nghĩa vụ của bên bán nợ cho bên mua nợ.
Có thể thấy, giao dịch mua bán nợ sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nợ. Do đó, các bên có quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ mà không cần có sự đồng ý của bên nợ.
4. Bên mua nợ được hưởng những quyền lợi gì?
Bên mua nợ (tổ chức/cá nhân) sau khi mua khoản nợ có đầy đủ quyền sở hữu khoản nợ và toàn bộ các quyền, quyền lợi, lợi ích của chủ nợ đối với khoản nợ được chuyển giao. Bên mua nợ sẽ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của Bên cho vay đối với Bên nợ theo quy định tại các Hợp đồng cấp tín dụng đã ký, bao gồm nhưng không giới hạn:
– Quyền được Bên nợ thanh toán nợ gốc, nợ lãi và các khoản phí, chi phí phát sinh từ khoản nợ và các quyền lợi khác theo quy định của Hợp đồng cấp tín dụng đã ký
– Quyền được hưởng các quyền và lợi ích phát sinh từ tất cả các biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ.
– Có các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Người mua có phải chịu thuế GTGT khi mua khoản nợ theo giá trị thị trường không?
Theo quy định tại điểm đ và h Khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT – BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính, quy định đối tượng không chịu thuế GTGT đó là: Bán nợ, Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam. Như vậy, đối với khoản nợ/tài sản bán ra, người mua được xuất hóa đơn với thuế GTGT là 0%
6. Tại sao khách hàng/ nhà đầu tư chọn dịch vụ của Công ty Agriland?
Sau khi có thông tin khoản nợ, Công ty Agriland sẽ tiến hành đánh giá và phân tích các khoản nợ nhằm đề ra biện pháp xử lý, thu hồi phù hợp, đồng thời phát triển các giải pháp mua, bán nợ theo cơ chế thị trường, tích cực phối hợp với các chủ thể khác trong việc thu hồi nợ, cơ cấu nợ, mua, bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật